Bạn đã bao giờ nghĩ dùng thẻ mua sắm hay thanh toán mà được hoàn tiền 5%,10% thậm chí 15% hay chưa? Hãy tham khảo ngay thẻ tín dụng có tính năng hoàn tiền khi chi tiêu với Top 10 thẻ tín dụng cashback tốt nhất hiện nay nhé.
Trước hết thẻ Cash back là gì?
Thẻ tín dụng hiện nay đã quá quen thuộc với mọi người. Thẻ tín dụng (credit card) là một loại thẻ do ngân hàng cấp, có hạn mức chi tiêu nhất định. Bạn có thể dùng hạn mức tín dụng được ngân hàng cấp này thanh toán trước cho các giao dịch của mình. Hạn mức thẻ tín dụng sẽ phụ thuộc vào tổ chức phát hành thẻ, được quyết định dựa trên điểm tín dụng và lịch sử của bạn..
Thẻ tín dụng liên kết với các tổ chức thanh toán trong và ngoài nước nên thuận tiện việc sử dụng.
Vậy còn thẻ tín dụng Cash back là gì? Thẻ tín dụng Cashback hay thẻ tín dụng hoàn tiền là một hình thức ưu đãi của ngân hàng dành cho loại thẻ tín dụng giúp khách hàng có thể hoàn tiền. Nói dễ hiểu, khi thực hiện giao dịch chi tiêu mua sắm thì chủ sở hữu sẽ được hoàn tiền bao nhiêu % so với hóa đơn mua.
Số tiền hoàn lại sẽ được chuyển vào tài khoản thẻ tín dụng Cash back của người dùng. Tùy vào từng ngân hàng, loại thẻ và danh mục chi tiêu áp dụng mà mức % nhận được nhiều hay ít và áp dụng cho .
Tìm hiểu Top 10 thẻ tín dụng Cash back tốt nhất hiện nay
- Thẻ Citi Cash Back
- Thẻ VPBank Cashback, VPBank Shopee, VPBank Lady và VPBank StepUp
- Thẻ Eximbank Visa Platinum Cash back
- Thẻ Cashback Sacombank
- Thẻ HSBC Visa Cash Back
- Thẻ cashback BIDV
- Thẻ Shinhanbank Visa Cash Back
- Thẻ VIB Cash back và VIB Online Plus
- Thẻ Vietcombank CashPlus Platinum
- Thẻ Standard Chartered Cash Back
1. Thẻ tín dụng Citi Cash Back
Mức hoàn tiền:
- Hoàn tiền 10% cho chi tiêu tại CGV, cho mọi chi tiêu tại Grab và vận tải đường bộ khác.
- Hoàn tiền 5% cho các dịch vụ thanh toán định kỳ (Ví dụ: iTunes, Spotify, Netflix, Google, Amazon, Microsoft…)
- Hoàn tiền 2% cho chi tiêu mua sắm (tại trung tâm thương mại và chuỗi cửa hàng thời trang).
- Hoàn tiền 1% cho chi tiêu bảo hiểm.
- Hoàn tiền 0.3% không giới hạn cho các chi tiêu khác.
- Thanh toán bằng điểm thưởng.
- Số tiền hoàn lại được tích lũy tối đa 600.000 VND/kỳ sao kê tháng cho các Danh mục chi tiêu tại Grab & các Phương tiện vận tải khác; Dịch vụ thanh toán định kỳ; Mua sắm; Bảo hiểm.
- Số Tiền hoàn lại tối thiểu để quy đổi là 800.000 VND/lần và là bội số của 100.000 VND
Yêu cầu:
- Độ tuổi: Từ 21 tuổi trở lên
- Thu nhập hàng tháng: Tối thiểu 15.000.000VNĐ.
Phí sử dụng thẻ:
- Phí tham gia: Thẻ chính: 1.200.000 VNĐ
- Phí thường niên: Thẻ chính: 1.200.000VNĐ (miễn phí năm đầu) – Thẻ phụ: Miễn phí
- Lãi suất thông thường: 33%
- Phí rút tiền mặt: 3% (tối thiểu 50.000 VNĐ)
Mở thẻ Citi Cash Back ngay tại ĐÂY

2. Thẻ tín dụng VPBank Cashback
Ngân hàng VPBank là một trong những ngân hàng phát hành đa loại thẻ tín dụng hoàn tiền dành cho khách hàng lựa chọn.
Hiện tại, ngân hàng đang phát hành 2 loại thẻ tín dụng Cashback chính:
- Thẻ tín dụng VPBank Titanium Cashback
- Thẻ tín dụng VPBank Platinum Cashback
Ngoài ra, còn 4 loại thẻ tín dụng hoàn tiền VPBank cho khách hàng lựa chọn đó là:
- Thẻ tín dụng Vpbank Shopee Platinum
- Thẻ tín dụng Vpbank Super Shopee platinum
- Thẻ tín dụng VPBank StepUp Mastercard
- Thẻ tín dụng VPBank Lady MasterCard
2.1 Thẻ tín dụng VPBank Titanium Cashback và VPBank Platinum Cashback
Mở thẻ VPBank Titanium Cashback và Platinum Cashback
2.2 VPBank Lady Cash Back
Mỗi loại thẻ có các ưu đãi và tính năng hấp dẫn riêng phù hợp với mọi nhu cầu và điều kiện của khách hàng. Nếu là phụ nữ và có nhu cầu chi tiêu nhiều trong lĩnh vực bảo hiểm hoặc mua sắm, bạn nên chọn thẻ VPBank Lady. Từ ngày hôm nay, VPBank đã thay đổi chính sách hoàn tiền về cách tính tỷ lệ hoàn tiền, bỏ giới hạn mức hoàn tiền cao nhất cũng như mở rộng danh mục hoàn tiền.

Mức hoàn tiền:
- Hoàn 7,5% hoặc 15% cho các giao dịch thanh toán Bảo hiểm online, tối đa 150.000 đồng hoặc 300.000 đồng (trước đây tối đa 6%).
- Hoàn 7,5% hoặc 15% cho các giao dịch chi tiêu giáo dục, tối đa 150.000 đồng hoặc 300.000 đồng (trước đây 2%)
- Hoàn 10% cho các chi tiêu chăm sóc sắc đẹp/y tế, tối đa 150.000 đồng hoặc 300.000 đồng (trước đây 2%)
- Hoàn 5% cho các chi tiêu tại siêu thị, tối đa 100.000 đồng hoặc 200.000 đồng (trước đây 2%).
- Hoàn 0,1% cho các chi tiêu khác (trước đây 0,3%).
- Số tiền hoàn tối đa: Không giới hạn (trước đây: 600.000 VNĐ/kỳ sao kê/chủ thẻ chính)
- Miễn phí thường niên năm đầu tiên.
- Miễn phí thường niên năm tiếp theo nếu có tổng chi tiêu đạt từ 60 triệu đồng.
Yêu cầu:
- Độ tuổi: Đủ 18
- Thu nhập hàng tháng tối thiểu 7.000.000VNĐ.
Phí sử dụng thẻ:
- Phí thường niên: Thẻ chính: 499.000VNĐ – Thẻ phụ: Miễn phí.
- Lãi suất thông thường: 2,99%/tháng
- Phí ứng trước tiền mặt: 4%(tối thiểu 100.000 VNĐ)
Mở thẻ VPbank Lady CashBack ngay tại ĐÂY
2.3 Thẻ tín dụng VPBank Shopee dành cho các tín đồ Shopee

Mở thẻ VPBank Shopee ngay tại ĐÂY
2.4 Thẻ tín dụng VPBank Stepup
Mức hoàn tiền:
- Nhóm 1: Khách hàng có tổng doanh số giao dịch từ 10 triệu/kỳ sao kê trở lên: Các chi tiêu trực tuyến (*): Hoàn 15%, tối đa 600.000 VND; Các chi tiêu ăn uống: Hoàn 4%, tối đa 200.000 VND
- Nhóm 2: Khách hàng có tổng doanh số giao dịch dưới 10 triệu/kỳ sao kê: Các chi tiêu trực tuyến (*): Hoàn 6%, tối đa 300.000 VND; Các chi tiêu ăn uống: Hoàn 2%, tối đa 100.000 VND
- Các chi tiêu còn lại cho cả 2 nhóm: Hoàn 0.1%, không giới hạn số tiền hoàn
- Số tiền tối thiểu trong Tài khoản hoàn tiền để thực hiện yêu cầu chuyển về tài khoản thẻ tín dụng là 500.000 VNĐ
Phí sử dụng thẻ:
- Miễn phí thường niên năm đầu tiên cho thẻ chính khi thẻ chính có từ 3 giao dịch chi tiêu trong vòng 30 ngày đầu sau khi mở thẻ (mỗi giao dịch từ 300.000 VNĐ).
- Miễn phí Năm tiếp theo cho thẻ chính nếu có tổng chi tiêu của cả thẻ chính và thẻ phụ trong năm hiện tại đạt từ 100 triệu đồng.
Mở thẻ VPbank StepUp ngay tại ĐÂY
3. Thẻ tín dụng Eximbank Visa Platinum Cash Back
Mức hoàn tiền:
- Hoàn tiền 5% cho chi tiêu bảo hiểm, bệnh viện, xăng dầu. Hoàn tiền 2% cho các chi tiêu giáo dục. Hoàn tiền tối đa: 700.000đ/tháng.
- Hoàn tiền 1% cho các chi tiêu tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, quán ăn. Hoàn tiền 0,3% cho các chi tiêu khác.
Yêu cầu:
- Có tài sản đảm bảo hoặc Thu nhập: Tối thiểu từ 10 triệu đồng/tháng trở lên.
Phí sử dụng thẻ:
- Phí phát hành: 800.000VNĐ
- Phí thường niên: 1.200.000VNĐ
- Lãi suất thông thường: 28,2%/năm
- Phí ứng trước tiền mặt: 4%(tối thiểu 100.000 VNĐ)
Mở thẻ Eximbank Visa Platinum Cash Back ngay tại ĐÂY
4. Thẻ tín dụng Cashback Sacombank
Mức hoàn tiền
- Hoàn 5% cho giao dịch chi tiêu online
- Hoàn 3% cho giao dịch chi tiêu tại nước ngoài qua máy POS
- Hoàn 0.5% cho các giao dịch chi tiêu khác
Lợi ích của thẻ
- Bảo hiểm du lịch toàn cầu, giá trị lên tới 11.6 tỷ đồng
- Miễn lãi tối đa 55 ngày
- Trả góp 0% lãi suất
- Rút tiền mặt 90% hạn mức tín dụng
- Thanh toán tại hàng triệu điểm chấp nhận thẻ
- Ưu đãi 50% các dịch vụ mua sắm, làm đẹp, ẩm thực,…
Điều kiện mở thẻ
- Cá nhân từ 18 tuổi trở lên
- Thu nhập tối thiểu 15 triệu VNĐ/tháng
Phí sử dụng thẻ:
- Phí phát phành: Miễn phí
- Phí thường niên: Thẻ chính: 999.000 VNĐ và Thẻ phụ: 499.000 VNĐ
- Lãi suất: 1 – 2,6%/tháng
- Phí rút tiền mặt: 2% tại ATM của Sacombank (tối thiểu 20.000 VNĐ) và 4% tại ATM ngân hàng khác (tối thiểu 60.000 VNĐ)
Mở thẻ Cash Back Sacombank ngay tại ĐÂY

5. Thẻ tín dụng HSBC Visa Cash Back
Mức hoàn tiền:
- Hoàn tiền 1 triệu VNĐ dành cho chủ thẻ Tín Dụng mới
- Hoàn tiền 6% khi chi tiêu tại các siêu thị và cửa hàng Tiện ích. Hoàn thêm 2% nếu Quý Khách nhận lương qua HSBC (hoàn tiền tối đa 200.000 VNĐ mỗi tháng)
- Hoàn tiền không giới hạn 1% trên các giao dịch đóng Bảo hiểm và Học Phí
- Hoàn tiền không giới hạn 0,3% trên các giao dịch còn lại.
Yêu cầu:
- Độ tuổi: Từ 19 tuổi trở lên
- Ký quỹ hoặc Thu nhập tối thiểu: 9 triệu VNĐ/tháng với Khách hàng Việt Nam và 15 triệu VNĐ với cá nhân tự doanh/chủ doanh nghiệp hoặc khách hàng nước ngoài
- Cư trú tại: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Đà Nẵng, Huế, Hội An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.
Phí sử dụng thẻ:
- Phí thường niên: Thẻ chính: 800.000VNĐ – Thẻ phụ: 400.000 NVĐ
- Lãi suất thông thường: 33%/năm
- Phí ứng trước tiền mặt: 4%(tối thiểu 50.000 VNĐ)
Mở thẻ HSBC Visa Cash Back ngay tại ĐÂY

6. Thẻ tín dụng Cashback BIDV
Ưu đãi hoàn tiền (đến 31/12/2021)
- Hoàn tiền online:
– Hoàn 6% giao dịch thanh toán Online tại SHOPEE, TIKI, LAZADA
– Hoàn 3% giao dịch thanh toán Online khác
– Hoàn 2% giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ tại POS nước ngoài
– Hoàn 0.3% giao dịch thanh toán tại lĩnh vực khác
- Hoàn tiền siêu thị: Dựa vào tổng chi tiêu từ
– Dưới 5 triệu: hoàn 0.5%
– Từ 5 – 10 triệu: hoàn 2%
– Trên 10 triệu: hoàn 10%
- Mức hoàn tiền tối thiểu: 200.000 VNĐ/ tháng, tối đa 600.000 VNĐ/ tháng
Phí sử dụng thẻ:
- Phí thường niên: Thẻ chính: 1.000.000 VNĐ và Thẻ phụ: 6000.000 VNĐ
- Phí rút tiền mặt: 3% (tối thiểu 50.000 VNĐ)
- Lãi suất: 16,5%/năm
Mở thẻ Cashback BIDV ngay tại ĐÂY
7. Thẻ tín dụng Shinhanbank Visa Cash Back
Mức hoàn tiền:
- Hoàn tiền không giới hạn: 0.3% trên mọi chi tiêu.
- Hoàn tiền Đặc Biệt: THÊM 5% trên mọi chi tiêu ẩm thực cuối tuần (nếu tổng chi tiêu trong chu kỳ sao kê đạt tối thiểu 10 triệu VNĐ)
- Hoàn tiền tối đa 100.000 VNĐ mỗi chu kỳ sao kê.
Yêu cầu:
- Tín chấp: Thu nhập sau thuế hàng tháng tối thiểu 6.000.000 VNĐ với cá nhân Việt Nam và tối thiểu 40.000.000 VNĐ đố với người nước ngoài
- Tài sản đảm bảo: Có tài khoản tiết kiệm/ tiền gửi có kỳ hạn tối thiểu 3 tháng tại Ngân hàng Shinhan với số dư từ 11.200.000 VNĐ (hoặc 500 USD).
Phí sử dụng thẻ:
- Phí thường niên: Thẻ chính: 350.000VNĐ – Thẻ phụ: 250.000 VNĐ. Miễn phí thường niên nếu chi tiêu thẻ năm trước đạt tói thiểu 35 triệu VNĐ.
- Lãi suất thông thường: 31,8%
- Phí rút tiền mặt: Miễn phí tại ATM của Shinhan và 2,2% tại ATM ngân hàng khác (tối thiểu 22.000 VNĐ)
- Phí ứng trước tiền mặt: 4% (tối thiểu 50.000 VNĐ, tối đa 999.00 VNĐ
Mở thẻ Shinhanbank Visa Cash Back ngay tại ĐÂY
8. Thẻ tín dụng VIB Cash Back & VIB Online Plus
Thẻ VIB Cash Back
- Hoàn tiền 0,1% cho số tiền chi tiêu đến 50 triệu VNĐ
- Hoàn tiền 0,5% cho số tiền chi tiêu tăng thêm từ 50 triệu VNĐ đến 100 triệu VNĐ
- Hoàn tiền 3% cho số tiền chi tiêu tăng thêm từ 100 triệu VNĐ trở lên
- Số tiền hoàn tối đa: Không giới hạn
- Miễn lãi 55 ngày cho toàn bộ giao dịch chi tiêu, mua sắm.
- Điều kiện mở thẻ: Độ tuổi từ 20 – 65 tuổi (thẻ phụ từ 15 tuổi trở lên), thu nhập từ 15 triệu VNĐ/tháng
- Phí thường niên: Thẻ chính: 899.000VNĐ. Thẻ phụ: 599.000 VNĐ
- Phí ứng tiền mặt: 4% (tối thiểu: 100.000 VNĐ)
- Lãi suất: 2,83%/tháng
Mở thẻ VIB Cash Back ngay tại ĐÂY
Thẻ VIB Online Plus
- Hoàn tiền 6% cho chi tiêu trực tuyến tại nước ngoài
- Hoàn tiền 3% cho chi tiêu trực tuyến trong nước
- Hoàn tiền 0.1% cho các chi tiêu khác
- Số tiền hoàn tối đa: 600.000 VNĐ/kỳ sao kê
- Điều kiện mở thẻ: Độ tuổi từ 20 – 65 tuổi (thẻ phụ từ 15 tuổi trở lên), thu nhập từ 15 triệu VNĐ/tháng
- Phí thường niên: Thẻ chính: 499.000VNĐ. Thẻ phụ: 299.000 VNĐ
- Phí ứng tiền mặt: 4% (tối thiểu: 100.000 VNĐ)
- Lãi suất: 3%/tháng
Mở thẻ VIB Online Plus ngay tại ĐÂY
9. Thẻ Tín Dụng Vietcombank Cashplus Platinum American Express
Mức hoàn tiền:
- Mức hoàn tiền: 1,5% toàn bộ giao dịch.
- Hoàn tiền tối đa: Không giới hạn (hoàn tiền 3 tháng/ lần).
- Thời gian miễn lãi 50 ngày.
Phí sử dụng thẻ:
- Phí thường niên thẻ chính: 800.000VNĐ/năm – Thẻ phụ: 500.000 VNĐ
- Phí rút tiền mặt: 3,64% số tiền giao dịch (tối thiểu 45.454 VNĐ/giao dịch)
- Lãi suất: 15%/năm
Tìm hiểu biểu mẫu và thông tin mở thẻ Vietcombank Cashplus Platinum American Express ngay tại ĐÂY

10. Thẻ tín dụng Standard Chartered Cash Back
Mức hoàn tiền:
- Hoàn tiền đến 1% cho mọi chi tiêu và không giới hạn số tiền hoàn tối đa.
Phí sử dụng thẻ:
- Phí thường niên: Thẻ chính: 1.000.000VNĐ – Thẻ phụ: 700.000 VNĐ (riêng năm đầu:100.000VNĐ)
- Phí rút tiền mặt: 4% số tiền giao dịch (tối thiểu 100.000 VNĐ/giao dịch)
- Lãi suất: 32,84%/năm
Mở thẻ Standard Chartered Cash Back ngay tại ĐÂY
Content retrieved from: https://vi.money/top-12-the-tin-dung-cashback-tot-nhat-2022-49805/.
Trong bối cảnh đô thị hóa quá nhanh tại các thành phố lớn như hiện nay, đặc biệt là ở Hà Nội và TP. HCM thì quỹ đất ngày càng thu hẹp. Chung cư đang trở thành giải pháp tối ưu dành cho người dân để giải quyết bài toán nhà ở và xây dựng diện mạo đô thị ngày càng văn minh, hiện đại.
Thế nhưng bên cạnh những mặt tích cực, việc phát triển các chung cư cao tầng hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần quan tâm, đặc biệt là vấn đề pháp lý. Mua chung cư có được cấp sổ đỏ không? Và các vấn đề liên quan đến pháp lý của chung cư là gì? Mời quý anh chị tham khảo bài viết dưới đây.
Mua nhà chung cư có được cấp sổ đỏ không?
Hiện nay vẫn có khá nhiều khách hàng còn mơ hồ về vấn đề khi mua chung cư sẽ được cấp sổ đỏ hay sổ hồng. Dưới đây sẽ là những giải đáp đầy đủ nhất.
Khái niệm về sổ đỏ và sổ hồng?

Trước tiên phải khẳng định rằng: “Sổ đỏ” và “Sổ hồng” là cách gọi của người dân để chỉ Giấy chứng nhận dựa theo màu sắc của từng loại Sổ. Pháp luật đất đai và nhà ở từ trước đến nay không có văn bản nào quy định thuật ngữ “Sổ đỏ”, “Sổ hồng”. Vậy khái niệm chính xác của ” Sổ đỏ” và ” Sổ hồng” như sau:
- “Sổ đỏ” là cuốn sổ có màu đỏ do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành. Nội dung của cuốn sổ ghi nhận quyền sử dụng đất bao gồm đất ở, đất sản xuất, ao, vườn,… Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật đất đai 2003: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”.
- “Sổ hồng” là cuốn sổ màu hồng do Bộ Xây dựng ban hành. Nội dung là ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nên mẫu có tên gọi là: ”Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Theo Điều 11 Luật nhà ở năm 2005, giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở được cấp cho chủ sở hữu theo quy định sau đây:
- Trường hợp 1: Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
- Trường hợp 2: Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở quy định tại khoản này được gọi chung là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Như vậy theo điều 11 Luật nhà ở năm 2005 thì người mua căn hộ chung cư sẽ thuộc Trường hợp thứ 2, nghĩa là sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng).
Tuy nhiên, từ ngày 10/12/2009 đến nay, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở (nhà ở riêng lẻ, chung cư,…) và tài sản khác gắn liền với đất được cấp chung 01 mẫu Giấy chứng nhận với tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Hiểu Sổ đỏ, Sổ hồng thế nào mới đúng?
Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất dựa theo màu sắc. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà có tên gọi pháp lý khác nhau:
Màu sắc
|
Tên gọi pháp lý
|
Cơ quan ban hành mẫu
|
Trước ngày 10/12/2009
|
Màu hồng
|
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (mẫu Sổ hồng cũ)
|
Bộ Xây dựng
|
Màu đỏ
|
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Từ ngày 10/12/2009 đến nay
|
Màu hồng cánh sen
|
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu Sổ hồng mới)
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Như vậy, Sổ hồng có 02 loại: Sổ hồng cũ (được cấp trước ngày 10/12/2009) và Sổ hồng mới áp dụng từ ngày 10/12/2009 đến nay (đây là mẫu Giấy chứng nhận áp dụng chung trong cả nước để chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất). Sổ đỏ chỉ có 01 loại, được sử dụng để chứng nhận quyền sử dụng đất (hiện nay mẫu này không được cấp mới).
Mua chung cư được cấp sổ đỏ hay sổ hồng? Thời hạn sở hữu ra sao?
Theo Điều 9 ” Luật nhà ở 2014″ quy định:
“Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn”
Như vậy: khi mua chung cư, chủ căn hộ sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, có màu hồng cánh sen (loại Sổ hồng mới).
Thời hạn sở hữu căn hộ chung cư phụ thuộc vào thời hạn sử dụng khu đất của cả tòa nhà đó. Như vậy, trường hợp chủ đầu tư chung cư có thể thuê đất của nhà nước có thời hạn 50 năm, thì thời hạn sở hữu căn hộ chung cư đó cũng chỉ là 50 năm. Trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xây tòa nhà là sử dụng lâu dài (vĩnh viễn) thì thời hạn sử dụng căn hộ chung cư cũng là lâu dài.
Quy định về thời hạn sử dụng chung cư tại Việt Nam?
Hầu hết các chung cư trên thế giới, đặc biệt ở Việt Nam, đều được quy định về thời hạn sử dụng và sở hữu nhằm đảm bảo cân bằng quỹ đất, đa dạng hóa các loại hình nhà ở và đảm bảo sự an toàn cho đời sống dân cư. Ở Việt Nam, thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định dựa theo căn cứ quy định của Luật Nhà ở 2014 và một số Thông tư, Nghị định khác có liên quan.
Theo quy định tại điều 123, luật Nhà ở 2014: “Việc mua bán nhà ở phải lập thành hợp đồng có công chứng. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bán thực hiện bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với nhà ở đó trong một thời hạn nhất định cho bên mua”.
Tại khoản 1 điều 98, luật Nhà ở 2014 quy định: “Nhà chung cư được phân thành nhiều hạng khác nhau để xác định giá trị của nhà chung cư khi thực hiện quản lý hoặc giao dịch trên thị trường”.
Về mức độ phân hạng cần căn cứ theo thông tư 31/2016/TT-BXD, theo đó, mỗi công trình căn hộ được phân thành 3 hạng A, B, C, tùy vào mật độ xây dựng, khả năng tiếp cận phương tiện giao thông công cộng đô thị, bình quân diện tích sử dụng căn hộ trên số phòng ngủ tối thiểu,…
Việc phân hạng chung cư được cơ quan quản lý công nhận sẽ tránh việc tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến mức giá dịch vụ, quản lý chung cư. Đây là cơ sở để áp dụng mức giá dịch vụ quản lý, vận hành chung cư theo khung giá đã được UBND cấp tỉnh ban hành.
Thời hạn sử dụng nhà chung cư theo đó cũng được phân thành nhà chung cư sở hữu lâu dài và nhà chung cư sở hữu có thời hạn, tùy thuộc vào phân loại công trình, chất lượng công trình đối với từng dự án đầu tư và được ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Cũng như những tài sản khác, khi trải qua một thời gian dài sử dụng, do các tác động khách quan từ thiên nhiên và tác động chủ quan từ phía người sử dụng, các căn hộ chung cư đến lúc sẽ xuống cấp, hư hỏng, nếu tiếp tục sử dụng sẽ nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy, sau một thời gian sử dụng, nhà chung cư được kiểm định căn cứ vào cấp công trình xây dựng.

Niên hạn sử dụng nhà chung cư
Khoản 1, điều 99, luật Nhà ở 2014 quy định: “Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư”.
Cách tính thời hạn theo cấp công trình xây dựng dựa trên phụ lục phân cấp các loại công trình xây dựng phục vụ công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ xây dựng, quy định:
- Công trình dân dụng cấp đặc biệt: Là nhà ở có tổng diện tích sàn lớn hay bằng 15.000m2 ( ≥15.000m2) hay có chiều cao trên hay bằng 30 tầng (≥30 tầng). Có niên hạn sử dụng trên 100 năm
- Công trình dân dụng cấp 1: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 10.000m2 đến dưới 15.000m2 (từ 10.000m2 < 15.000m2) hay có chiều cao từ 20 đến 29 tầng. Có niên hạn sử dụng trên 100 năm
- Công trình dân dụng cấp 2: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 5.000m2 đến dưới 10.000m2 (từ 5.000m2 < 10.000m2) hay có chiều cao từ 9 đến 19 tầng. Có niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm
- Công trình dân dụng cấp 3: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 1.000m2 đến dưới 5.000m2 (từ 1.000m2 < 5.000m2) hay có chiều cao từ 4 đến 8 tầng. Có niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm
- Công trình dân dụng cấp 4: Là nhà ở có tổng diện tích sàn dưới 1.000m2 hay có chiều cao nhỏ hơn hay bằng 3 tầng ( ≤ 3 tầng). Có niên hạn sử dụng dưới 20 năm
Khi nhà chung cư hết thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư này để xử lý.
Việc tổ chức kiểm định cũng được thực hiện trong trường hợp nhà bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng (Khoản 2 Điều 99 Luật Nhà ở 2014).
Quy định về thời hạn sử dụng chung cư phụ thuộc vào cấp công trình như trên đã phần nào tạo thêm cơ hội cho chính sách đầu tư vào thị trường bất động sản của các nhà đầu tư, đồng thời cũng khuyến khích các họ mạnh dạn trong việc bỏ đồng vốn xây dựng các công trình có chất lượng, phù hợp quy chuẩn, qua đó đem lại cuộc sống an toàn, bền vững cho các hộ dân.
Hết niên hạn sử dụng nhà chung cư
Tại điểm a, khoản 2, điều 99, luật Nhà ở 2014 có quy định trường hợp nhà chung cư còn bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trong kết luận kiểm định. Trừ trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
Còn đối với trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải ban hành kết luận kiểm định chất lượng và báo cáo UBND cấp tỉnh để thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu nhà ở. Nội dung văn bản thông báo phải được công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của UBND và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy định tại khoản 3 điều 99 luật nhà ở 2014 khi hết niên hạn sử dụng nhà ở.
Cũng theo quy định tại khoản 3 của bộ luật này, trong trường hợp nếu khu đất có nhà chung cư vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu được cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới.
Nếu khu đất có nhà chung cư không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu nhà chung cư phải bàn giao lại nhà chung cư này cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy hoạch được duyệt.
Quyền lợi của người có quyền sở hữu nhà chung cư
Tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở) có quy định các chủ sở hữu có nhà chung cư thuộc diện phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì được bố trí tái định cư.
Việc bố trí tái định cư bằng nhà ở được thực hiện thông qua hợp đồng cho thuê, cho thuê mua, mua bán nhà ở ký giữa người được bố trí tái định cư với đơn vị được giao bố trí tái định cư nếu do Nhà nước đầu tư; ký với chủ đầu tư dự án nếu do doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư xây dựng.
Nếu chủ sở hữu không có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương mà được bố trí nhà ở, đất ở tái định cư theo quy định tại điều 36 của luật Nhà ở 2014. Trường hợp chủ sở hữu có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì được bố trí nhà ở mới có diện tích tối thiểu bằng hoặc lớn hơn diện tích nhà ở cũ.
Trường hợp Nhà nước đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ đầu tư dự án phải lo chỗ ở tạm thời hoặc thanh toán tiền để người được tái định cư tự lo chỗ ở trong thời gian cải tạo, xây dựng lại.
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và chủ sở hữu thỏa thuận đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì việc bố trí chỗ ở tạm thời của chủ sở hữu trong thời gian cải tạo, xây dựng lại cũng như việc thanh toán giá trị chênh lệch được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.
Khi nhà nước đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mà có chênh lệch về giá trị giữa nhà ở cũ và nhà ở mới thì việc thanh toán giá trị chênh lệch được thực hiện theo phương án bố trí tái định cư đã được phê duyệt.
Như vậy, quyền lợi của chủ sở hữu căn hộ chung cư đã được đảm bảo hơn. Qua đó, các hộ gia đình, cá nhân sẽ an tâm hơn khi lựa chọn nhà chung cư làm nơi an cư lạc nghiệp.
Sưu tầm
JuJi