5 quy tắc nuôi con và giáo dục tuyệt vời từ bố mẹ Nhật Bản mà chúng ta có thể áp dụng trong việc nuôi dạy con mình.
Hầu hết trẻ em Nhật Bản đều khiến mọi người ngưỡng mộ bởi chúng rất lịch sự, thân thiện và không hay để cảm xúc của mình bùng nổ. Tại Nhật Bản, chúng ta rất hiếm khi gặp một đứa trẻ khóc trong siêu thị (dĩ nhiên trừ những trường hợp ngoại lệ).
Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng ta nên học một số mẹo giáo dục từ cha mẹ Nhật Bản và đây các nguyên tắc chính trong việc nuôi dạy con của họ:
1. Mối quan hệ giữa mẹ và con rất khăng khít
Ở Nhật Bản, sự kết nối giữa một người mẹ và đứa con thực sự mạnh mẽ. Cả hai mẹ con ngủ cùng nhau và các bà mẹ luôn ở bên những đứa trẻ dù là đi đâu, làm gì. Trong quá khứ, các bà mẹ Nhật thường sử dụng một chiếc địu để vừa địu con, vừa làm việc nhà hay đi đâu đó.
Mối quan hệ mẹ – con là một thứ tình cảm sâu sắc. Các bà mẹ Nhật chấp nhận mọi thứ con cái họ làm. Trong mắt họ con cái của mình luôn là hoàn hảo.

Thái độ tích cực của bố mẹ làm giảm nguy cơ phát sinh các hành vi xấu ở trẻ và cải thiện hành vi của trẻ bị rối loạn phát triển (Ảnh minh họa).
Một trong những quan niệm nuôi dạy con cơ bản của cha mẹ Nhật cho rằng trước khi một đứa trẻ được 5 tuổi, chúng được phép làm những gì chúng muốn. Người nước ngoài coi đây là sự cho phép hơi thái quá nhưng thực tế không phải vậy. Nguyên tắc này cho trẻ thấy rằng chúng đang phát triển rất tốt.
Các nghệ sỹ Nhật Bản từ cuối thế kỷ 17 – đầu thế kỷ 18 cho rằng tình mẹ con của người Nhật được ví quấn quýt như những chú cá vàng. Sự quấn quýt như vậy góp phần tạo thành từ “amae” (tiếng Nhật có nghĩa là “sự nũng nịu”, được định nghĩa là “nguyện vọng muốn được dựa vào, được chở che” và là danh từ của động từ “làm nũng”).
Không thể tìm thấy từ nào đồng nghĩa trong tiếng khác nhưng nó có nghĩa là nguyện vọng muốn được nương tựa vào người khác dựa trên tình yêu, sự nhẫn nại và khoan dung của họ. Đây là nền tảng của mối quan hệ giữa mẹ và con. Điều đó có nghĩa là trẻ có thể dựa vào bố mẹ và tình yêu của họ, đồng thời khi bố mẹ già đi, họ lại nhận được sự hỗ trợ của những đứa con trưởng thành.
Có một nghiên cứu được các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản thực hiện chứng minh rằng có một mối liên hệ giữa phong cách giáo dục đáng khích lệ và hành vi của trẻ con. Các nhà nghiên cứu cho rằng thái độ tích cực của bố mẹ làm giảm nguy cơ phát sinh các hành vi xấu ở trẻ và cải thiện hành vi của trẻ bị rối loạn phát triển.
2. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản: Tất cả trẻ em được sinh ra công bằng, giống nhau
Theo hệ thống giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản, trẻ em được tự do làm điều mình thích trước khi lên 5 tuổi, nghe lời bố mẹ tầm từ 5 đến 15 tuổi và từ 15 tuổi được coi là ngang hàng với bố mẹ cũng như những người khác.

Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời một đứa trẻ, bố mẹ chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc vô tận với con cái (Ảnh minh họa).
Triết lý này nhằm mục đích khích lệ các thành viên trong một tập thể, nơi lợi ích cá nhân được coi là điều quan trọng nhất. Đó là một lý do mạnh mẽ để cha mẹ Nhật Bản cố gắng nuôi dạy con thành một người hài hòa – người sẽ có thể tìm thấy mục đích và không đánh giá thấp giá trị bản thân của chính mình.
Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời một đứa trẻ, bố mẹ chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc vô tận với con cái.
Ở giai đoạn thứ hai, tình yêu của bố mẹ không tan biến. Một đứa trẻ học cách sống theo các quy tắc của xã hội và cố gắng tìm mục đích của chúng trong thế giới này. Vì sự gắn bó giữa mẹ và con rất mạnh mẽ nên đứa trẻ cố gắng làm mọi thứ đúng để không làm mẹ buồn.
Trong giai đoạn thứ ba, một đứa trẻ trở thành một thành viên hoàn chỉnh của xã hội.
3. Gia đình là một trong những điều quan trọng nhất.

Các cô bé mặc kimono truyền thống trong Shichi-Go-San – một nghi thức thông hành và lễ hội cho trẻ em.
Giống như quy luật là các bà mẹ thường nuôi và chăm sóc con cái của mình cũng như dành nhiều thời gian bên chúng, người Nhật nghĩ rằng trẻ em không nên được gửi đến trường mẫu giáo trước khi chúng tròn 3 tuổi. Bố mẹ cũng không nên nhờ ông bà hay thuê người trông trẻ mà hãy tự mình dành thời gian trông trẻ.
Tuy nhiên, dù bố mẹ có trông thì những đứa trẻ vẫn cần dành nhiều thời gian với ông bà và những người thân khác để giúp mối quan hệ với các thành viên trong gia đình thêm ấm áp và quan tâm nhau hơn, bởi gia đình là bao gồm những người sẽ luôn hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau.
4. Bố mẹ là tấm gương
Có một thí nghiệm liên quan đến các bà mẹ Nhật Bản và châu Âu. Họ được yêu cầu xây dựng một kim tự tháp. Các bà mẹ Nhật Bản đã tự mình xây dựng kim tự tháp và sau đó yêu cầu con họ lặp lại. Nếu trẻ em thất bại trong việc xây dựng kim tự tháp, chúng tự xây dựng lại. Các bà mẹ châu Âu giải thích cách xây dựng kim tự tháp và yêu cầu con họ thử.
Từ đây có thể thấy, các bà mẹ Nhật Bản đã tuân theo quy tắc: hãy làm theo cách của tôi. Còn các bà mẹ Châu Âu yêu cầu con họ tự làm mọi thứ và không đưa ra một ví dụ nào cả. Các bà mẹ Nhật Bản không làm hộ cho trẻ em những việc mà họ yêu cầu, họ chỉ đưa ra một ví dụ và chỉ ra cách phải thực hiện.

Các bà mẹ Nhật Bản tôn trọng con cái của họ, để ý đến cảm xúc của con (Ảnh minh họa).
5. Chú ý đến cảm xúc
Để dạy một đứa trẻ sống và tồn tại trong một xã hội tập thể, điều quan trọng là dạy cho chúng biết cách nhìn thấy và tôn trọng những cảm xúc và sở thích của người khác.
Các bà mẹ Nhật Bản tôn trọng con cái của họ, để ý đến cảm xúc của con: họ không thúc giục con hoặc khiến con cảm thấy xấu hổ hoặc ngượng ngùng. Họ dạy con hiểu cảm xúc của người khác, thậm chí là cả những đồ vật vô tri. Ví dụ, nếu một đứa trẻ đang cố phá chiếc ô tô đồ chơi của chúng, một bà mẹ Nhật Bản sẽ nói “Khổ thân chiếc xe, chắc là nó đang khóc đấy!“. Một người mẹ châu Âu có thể sẽ quở trách: “Dừng lại ngay! Làm thế thật tồi tệ!“.
Người Nhật không cho rằng phương pháp dạy con của họ là tốt nhất. Ngày nay, các nền văn hóa phương Tây cũng ảnh hưởng đến truyền thống của Nhật, nhưng các điểm chính trong phong cách nuôi dạy con như thái độ bình tĩnh và yêu thương trẻ em của người Nhật Bản là không thay đổi.
Nguồn: Brightside
Covid – 19 đang lan truyền với tốc độ chóng mặt ở hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới. Con số này vẫn chưa có dấu hiệu giảm tính đến tháng 3/2021. Vì vậy, trẻ nhỏ và các thành viên trong gia đình nên súc họng và áp dụng các biện pháp phòng tránh dịch thường xuyên, để giữ khoảng cách với Coronavirus.
Cơ chế lây nhiễm và phát bệnh của Covid – 19
Dưới đây là cơ chế lây nhiễm và gây bệnh của Coronavirus. Bố mẹ nên thuộc lòng để có cách phòng tránh phù hợp nếu trẻ nhỏ và các thành viên trong gia đình lỡ tiếp xúc gần.
Cơ chế lây nhiễm của virus Corona
Bố mẹ nên vệ sinh thật sạch 4 con đường này để hạn chế tối đa Coronavirus xuất hiện
Sau khi tiếp xúc trực tiếp với các giọt hô hấp của người bị nhiễm bệnh hoặc chạm vào các bề mặt có virus, Covid – 19 bắt đầu đi vào vùng hầu họng. Chúng xâm nhập đến các tế bào niêm mạc và sản sinh ra hàng trăm con.
Khi phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, Covid – 19 sẽ phá vỡ tế bào để lan rộng ra ngoài. Cùng với đó, chúng sẽ tìm cách chui vào những tế bào mới và đi sâu vào cơ thể của trẻ hoặc các thành viên trong gia đình.
Bệnh viêm phổi do virus Corona phát bệnh như thế nào?
Trong thời gian ủ bệnh, trẻ em hoặc các thành viên khác trong gia đình ít xuất hiện các triệu chứng. Do đó, nó có khả năng âm thầm lây truyền virus từ người này sang người khác.
Đến một lúc nào đó, khi số lượng virus đủ lớn, nó sẽ phá vỡ hệ miễn dịch của con người và bệnh bắt đầu bùng phát.
Lưu ý: Tùy thuộc vào sức khỏe của mỗi bé, mỗi người mà thời gian ủ bệnh và phát bệnh sẽ khác nhau.
Súc họng như thế nào để loại bỏ Covid – 19 khi lỡ hít phải?
Ngoài những biện pháp phòng tránh phổ biến, súc họng là một “bức tường lửa” hạn chế Coronavirus xâm nhập vào cơ thể bé và các thành viên trong gia đình.
Các bậc phụ huynh nên súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn để làm sạch vùng hầu họng. Các loại dung dịch này có khả năng diệt virus kéo dài từ 1 – 2 giờ hoặc 4 giờ sau khi súc họng.
- Nên súc miệng và họng cùng một lúc.
- Mỗi lần súc khoảng 5ml để dễ dàng đưa dung dịch xuống vùng cổ họng. Lưu ý: Không nên sử dụng dung dịch quá nhiều trong 1 lần. Điều này sẽ khiến dung dịch khó xuống sâu vùng họng.
- Súc dung dịch khoảng 3 lần, mỗi lần 15 giây. Sau khi súc xong, không nên súc lại bằng nước khoáng.
- Sử dụng dung dịch sát khuẩn trước khi đi ra ngoài và sau khi từ ngoài về nhà hoặc tiếp xúc gần với người khác. Nếu đi trên máy bay, bố mẹ nên cho bé và các thành viên trong gia đình súc chlohexidin 3 giờ/ lần sau khi ăn xong.
- Nếu không may nằm trong vùng dịch, nên cho trẻ và người nhà súc họng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại dung dịch.
- Cuối cùng, các bậc phụ huynh không nên chủ quan trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của từng thành viên trong gia đình đặc biệt là các bé nhỏ. Bởi hiệu quả của việc phòng bệnh là sự phối hợp đồng bộ tất cả các biện pháp.
Những dụng cụ y tế cần thiết trong mùa dịch Covid – 19
Bên cạnh những kiến thức bảo vệ trẻ và gia đình trong mùa dịch, mẹ nên chuẩn bị dụng cụ y tế để việc phòng tránh Coronavirus được tốt hơn.
Bố mẹ không nên tích trữ quá nhiều những dụng cụ y tế trong nhà vì nó có thể hết hạn sử dụng khi chưa dùng đến
- Thuốc tiêu hóa
- Dầu gió
- Dung dịch rửa tay và sát khuẩn
- Cặp nhiệt độ
- Thuốc hạ sốt
- Nước nhỏ mắt, nhỏ mũi (phù hợp với từng độ tuổi)
- Khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế
Dịch bệnh covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp và hiện chưa có thuốc đặc trị. Các bậc phụ huynh nên chăm sóc và bảo vệ trẻ cũng như các thành viên trong gia đình thật chu đáo để tránh những trường hợp không may xảy ra. Chúc bé yêu và các thành viên trong gia đình luôn luôn khỏe mạnh!
Nguồn Conlatatca
Chuyện nuôi dạy con trẻ vốn đã vất vả nhưng sẽ “đau đầu” hơn khi có sự “giúp sức”” của ông bà. Bởi những quan điểm khác biệt giữa hai thế hệ. Sự khác biệt về suy nghĩ của hai thế hệ sẽ dẫn đến những mâu thuẫn trong việc đặt tên cho con, dạy con học, trong việc mua quà cho bé… Và còn nhiều vấn đề khác đôi lúc sẽ làm hòa khí trong gia đình trở nên căng thẳng. Để tránh những việc này xảy ra, bố mẹ nên có sự thống nhất trong cách nuôi dạy trẻ với ông bà.
Thống nhất về quan điểm nuôi con trẻ
Văn hóa Việt Nam luôn đề cao vai trò của người lớn tuổi. Vì vậy, việc giáo dục con cái của nhiều cặp vợ chồng vẫn có sự “giúp sức” của ông bà với cách nuôi dạy con theo thời xưa. Trong khi đó, giới trẻ hiện nay có điều kiện để tiếp thu với kiến thức mới “hợp thời” hơn. Vậy nên quan điểm nuôi con của họ sẽ theo hướng hiện đại hơn.

Để giải quyết những mâu thuẫn giữa ông bà và ba mẹ trẻ trong cách nuôi dạy con cháu, trước tiên cần nhìn nhận rõ những điều được và mất của ông bà khi cùng gồng gánh trách nhiệm dạy cháu. Khi cố gắng dành nhiều thời gian cho cháu nhỏ thì gia tăng sự căng thẳng về tâm lý, sức khỏe giảm sút dẫn đến không khí gia đình cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, khi xác định sẽ cùng ông bà nuôi dạy trẻ, bố mẹ và ông bà nên thống nhất về cách nuôi dạy con như thế nào. Bố mẹ nên trao đổi cho ông bà hiểu về những quan điểm xa xưa sai lầm về việc chăm sóc trẻ để không xảy ra những mâu thuẫn sau này.
Bên cạnh đó, bố mẹ và ông bà hãy phân chia trách nhiệm, công việc cho nhau để đỡ phần công sức của cả hai bên. Trong đó, ông bà có thể chăm cho bé việc ăn, ngủ, chơi với trẻ, còn bố mẹ sẽ dạy con học, mua đồ chơi, quần áo cho con,… Có sự phân chia cụ thể sẽ không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình.

Đối với ông bà, không gì vui và hạnh phúc hơn việc được chăm sóc con cháu
Cùng dành thời gian cho con cháu
Cả gia đình hãy cùng dành thời gian tham gia những hoạt động tập thể. Qua những hoạt động này sẽ giúp gắn kết hơn tình cảm gia đình. Đó có thể là một chương trình tư vấn chăm sóc trẻ, khi ông bà cùng nghe tư vấn của các chuyên gia sẽ hiểu hơn về cách dạy con của ba mẹ và tự điều chỉnh cách dạy cháu của mình.
Suy nghĩ tích cực
Một nguyên tắc không thể quên, đó là khi đã là người một nhà, điều cần thiết là sự nỗ lực chấp nhận để cùng dung hòa. Con cái nên suy nghĩ tích cực về sự can thiệp của ông bà trong việc nuôi dạy cháu. Bạn có thể tự nhủ rằng ông bà làm thế là vì muốn tốt cho cháu, chẳng qua hai bên chưa hiểu nhau mà thôi.

Bên cạnh đó, đối với người già, không có gì vui và hạnh phúc bằng việc chăm cháu. Chính vì thế, nên hạn chế việc đột ngột cắt ngang niềm vui đó. Bởi điều này sẽ tác động mạnh tới mối quan hệ giữa ông bà và cha mẹ. Nếu có vấn đề gì các ông bố, bà mẹ trẻ nên chuẩn bị tinh thần và tìm cách trao đổi khéo léo với ông bà. Hãy nói chuyện về cách nuôi dạy cháu từ trước lúc trẻ ra đời. Thậm chí, đôi khi phải chấp nhận kiên nhẫn để ông bà hiểu. Mặt khác, các bậc bố mẹ trẻ cần chứng minh bản thân có kiến thức, đủ thuyết phục ông bà tin tưởng.
Bố mẹ nên biết rằng, trẻ dễ bị căng thẳng khi phải tiếp nhận cùng lúc hai cách giáo dục khác biệt. Không nên để trẻ thấy cha mẹ và ông bà tranh cãi nhau vì mình. Vì vậy, bố mẹ và ông bà cần thống nhất nguyên tắc cách nuôi dạy trẻ để chúng tin tưởng và làm theo.
Theo Conlatatca