Madamchic Apple Slim Keo deo giam tao giam can

0 bình luận

3 nhóm thực phẩm cần hạn chế sau khi tiêm vác xin COVID-19

09/08/2021 | 10:12 sáng

Để cơ thể nhanh hồi phục sau tiêm vaccine COVID-19, bạn nên tránh 3 loại thực phẩm dưới đây.

3 nhóm thực phẩm cần hạn chế sau khi tiêm vác xin COVID-19

Cũng giống như việc sử dụng thuốc hay là tiêm các loại vaccine khác, vaccine COVID-19 cũng có thể gây ra cho người tiêm một số phản ứng không mong muốn. Chẳng hạn như đau, sưng và đỏ tại chỗ tiêm; sốt, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn… Thậm chí là dị ứng, sốc phản vệ sau tiêm.

Chính vì vậy sau khi tiêm chủng, mỗi chúng ta đều cần phải theo dõi để phát hiện sớm và kịp thời xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng. Đặc biệt cần tránh xa những thực phẩm sau đây để việc hồi phục được nhanh chóng hơn.

3 nhóm thực phẩm cần hạn chế sau khi tiêm vác xin COVID-19

Dưới đây là danh sách 3 nhóm thực phẩm không nên dùng sau tiêm vaccine

Đồ ăn cứng, khó tiêu hóa

Sau khi tiêm, cơ thể bạn có thể sẽ xuất hiện phản ứng mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng đau…. Vì vậy không nên ăn đồ cứng, đồ khó tiêu hoá vì sẽ rất khó hấp thụ.

Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), người đi tiêm về tốt nhất nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh… và chia nhỏ bữa ăn.

3 nhóm thực phẩm cần hạn chế sau khi tiêm vác xin COVID-19

Các món ăn chiên, rán, nướng

Theo BSCKI Đào Thị Hảo (Khoa Dinh dưỡng- Bệnh viện TWQĐ 108): Các loại thực phẩm chứa chất béo bão hoà như thức ăn nhanh, đồ chiên, rán, nướng… có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Chúng có thể gây ra những phản ứng không tốt sau khi tiêm. 

Do đó, sau khi tiêm xong chúng ta nên tránh sử dụng các loại thực phẩm này.

3 nhóm thực phẩm cần hạn chế sau khi tiêm vác xin COVID-19

Thực phẩm chứa nhiều đường

Theo chia sẻ của bác sĩ Trần Văn Sỹ (Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 1A), các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng và giấc ngủ bị xáo trộn. Điều này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn sau khi tiêm.

Tất cả các loại đồ ăn vặt đều phải được tránh trong vài ngày sau khi tiêm chủng ngừa COVID-19. Thay vào đó có thể thay thế bằng trái cây, đậu phộng, salad rau và bánh mì kẹp rau…

3 nhóm thực phẩm cần hạn chế sau khi tiêm vác xin COVID-19
Cuối cùng, cần nhớ không ăn những thực phẩm gia cầm và gia súc bị chết do nhiễm bệnh. Không ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc bản thân có tiền sử dị ứng với món đó trước đây. Bởi điều này sẽ làm trầm trọng hơn phản ứng sau tiêm vaccine.

Vậy chúng ta nên ăn uống như thế nào sau tiêm vaccine?

3 nhóm thực phẩm cần hạn chế sau khi tiêm vác xin COVID-19

CDC Hoa Kỳ và Bộ Y tế Việt Nam khuyên mọi người sau khi tiêm vắc xin nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối và giàu năng lượng. Ăn đủ nhu cầu, đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm và thay đổi theo khẩu vị. Nên ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm chất. Chẳng hạn như thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

Theo BS Phạm Quang Thái (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), những người tiêm vaccine COVID-19 xong cần nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên không nằm suốt ngày, không nên vận động mạnh, ăn uống đầy đủ. Ngoài ra, không vì khó chịu chán ăn mà bỏ bữa, ăn đủ chất, uống đủ nước để hạn chế tình trạng sốt và nhanh trải qua vấn đề đang gặp hơn. 

Nguồn afamily

Tags:
0 bình luận

Tại sao vaccine AstraZeneca là 3-4 USD/liều còn Pfizer và Moderna cao nhất 37 USD/liều

29/08/2021 | 10:30 sáng

Sinh ra ở Kettering, Northamptonshire vào tháng 4/1962, bà Sarah Gilbert – người hiện là giáo sư về vaccine tại Viện Jenner của Đại học Oxford có cha là người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh giày trong khi mẹ là giáo viên tiếng Anh và là thành viên của hội nghệ sĩ nghiệp dư địa phương .Khi học lên tiến sĩ hóa sinh chuyên ngành di truyền học, tại Đại học Hull, Sarah Gilbert nhận thấy mọi việc không đi theo đúng hướng của mình.

“Có một số nhà khoa học sẽ vui vẻ làm việc ít nhiều về một chủ đề trong một thời gian rất dài… Đó không phải là cách tôi thích làm việc. Tôi thích cố gắng xem xét các ý tưởng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Tôi đã cân nhắc việc rời bỏ lĩnh vực khoa học vào thời điểm đó và làm một điều gì đó khác biệt”.

Tuy nhiên, phút cuối Sarah vẫn quyết định “thử thêm một lần nữa với sự nghiệp khoa học bởi tôi cần thu nhập”.

Hoá ra, đó lại là một quyết định có ảnh hưởng tới tầm thế giới. Ngày 23/11/2020, Đại học Oxford và đối tác AstraZeneca công bố thông tin quan trọng với thế giới: Vaccine ngừa Covid-19 do họ hợp tác sản xuất có hiệu quả từ 70-90%. Trước đó, hai hãng dược Pfizer và Moderna đã công bố hiệu quả của loại vắc xin họ đang phát triển lần lượt là 95% và 94,5%. Và người đứng sau thành công của AstraZeneca không ai khác chính là Sarah Gilbert.

MadamChic - vaccine AstraZeneca.jpeg

Sarah Gilbert – Mẹ đẻ vaccine không lợi nhuận Astrazeneca

 

Vaccine cho mọi người

Tại Oxford, Tiến sĩ Gilbert đã thăng tiến vượt bậc, trở thành giáo sư tại Viện Jenner danh tiếng của trường đại học. Bà đã thành lập nhóm nghiên cứu của riêng mình với nỗ lực tạo ra một loại vaccine cúm phổ biến, nghĩa là một loại vắc xin có hiệu quả chống lại tất cả các chủng khác nhau. Năm 2014, bà đã dẫn đầu cuộc thử nghiệm vắc xin Ebola đầu tiên. Và khi virus Mers – hội chứng hô hấp Trung Đông – tấn công, bà đã đến Ả Rập Xê Út để cố gắng phát triển một loại vắc xin cho dạng coronavirus này.

Thử nghiệm thứ hai của loại vaccine đó chỉ mới bắt đầu vào năm 2020, dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc. Giáo sư Gilbert nhanh chóng nhận ra rằng bà có thể sử dụng cách tiếp cận tương tự.

“Chúng tôi đã hành động nhanh chóng”

Giáo sư Teresa Lambe, đồng nghiệp của bà Gilbert tại Oxford, cho biết. Chỉ trong một tuần sau khi các nhà khoa học Trung Quốc công bố cấu trúc di truyền của loại virus mới, nhóm của bà Gilbert đã thiết kế xong vắc xin Covid-19.

Do tình hình khẩn cấp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới, Gilbert phải tăng tốc làm việc. Giáo sư Lambe cho biết bà Gilbert làm việc từ sáng sớm đến tận tối muộn. Đôi khi, bà Lambe nhận được email bà Gilbert gửi lúc 4 giờ sáng.

Phải mất vài tuần để tạo ra một loại vaccine có tác dụng chống lại Covid-19 trong phòng thí nghiệm. Sau đó, lô đầu tiên được đưa vào sản xuất vào đầu tháng 4, khi chế độ kiểm tra nghiêm ngặt được mở rộng.

Giáo sư Gilbert mô tả quá trình này là một chuỗi các bước nhỏ – thay vì có một khoảnh khắc đột phá lớn. “Ngay từ đầu, chúng tôi đã coi đây là một cuộc chạy đua chống lại vi rút, không phải cuộc chạy đua chống lại các nhà phát triển vaccine khác. Chúng tôi là một trường đại học và chúng tôi không làm việc này để kiếm tiền”.

MadamChic - vaccine AstraZeneca 2.jpg

Vaccine Astrazeneca – vaccine không lợi nhuận

 
Kết quả là, Đại học Oxford đã đạt được thỏa thuận phát triển, sản xuất và phân phối vắc xin trên toàn cầu với công ty dược AstraZeneca với cam kết sẽ bán vaccine này với mức giá không lợi nhuận.

Đó chính là lý do vì sao mỗi liều vaccine Covid-19 do Oxford/AstraZeneca phát triển hiện chỉ có giá khoảng 3 – 4 USD. Trong khi đó, vaccine Moderna có giá từ 32-37 USD/liều còn của Pfizer và BioNTech có giá 20 USD/liều.

Để tri ân Giáo sư Sarah, công ty sản xuất đồ chơi trẻ em hàng đầu thế giới Mattel thậm chí đã cho ra đời phiên bản búp bê Barbie được tạo hình giống với bà.

Về phần mình, Gilbert bày tỏ hy vọng mẫu búp bê Barbie này sẽ khơi dậy niềm đam mê khoa học cho trẻ em và giúp thế hệ mầm non nhận thức được tầm quan trọng của khoa học đối với thế giới xung quanh.

Ngày đầu tiên diễn ra giải quần vợt Wimbledon 2021, tất cả mọi người trên khán đài đứng dậy vỗ tay tới hơn 1 phút để bày tỏ sự cảm kích khi biết sự có mặt của giáo sư Gilbert. 

MadamChic - vaccine AstraZeneca 1.jpg

Khán giả vỗ tay cảm kích dành cho Giáo sư Gilbert

Đáp lại hành động này, giáo sư Sarah nói: “Tôi không coi sự hoan nghênh nhiệt liệt đó chỉ dành cho tôi, đó là lòng biết ơn đối với vaccine và các loại vaccine khác cũng như các nhóm đã thử nghiệm chúng, sản xuất chúng và đưa chúng đến với mọi người”. 

Nguồn: BBC, The Guardian, Hindustantimes

0 bình luận

Những lưu ý khi dùng đai nịt bụng mà chị em nên biết

02/08/2021 | 2:38 chiều

Đai nịt bụng từ rất lâu đã được sử dụng phổ biến ở Châu Âu. Đặc biệt sản phẩm này được giới quý tộc ưa thích được sử dụng để siết chặt vòng eo khi mặc những chiếc đầm dạ hội nhằm khoe vòng eo con kiến. Vậy dùng đai có tốt không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Với giá thành tương đối rẻ, dễ sử dụng, đai nịt bụng không chỉ được nhiều chị em sau sinh truyền nhau sử dụng mà còn được rất nhiều chị em dùng để đeo trong quá trình tập luyện. Nắm bắt được tâm lý này, trên thị trường hiện nay quảng cáo rất nhiều loại đai nịt bụng giảm mỡ, đưa ra cam kết sẽ giảm cân nhanh nếu đeo kiên trì.

Tác hại của của việc dùng đai nịt bụng giảm béo

Áp lực từ đai nịt bụng khiến thức ăn chứa trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Điều này ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa. Nó gây nên hiện tượng ợ nóng, đầy bụng, chướng khí…

Chưa kể, áp lực từ đai nịt bụng cũng sẽ làm gan, lá lách, thận bị tổn thương. Đặc biệt, cấu trúc xương sườn bị biến dạng, siết chặt phổi và làm cho thể tích khoang bụng bị thu hẹp, cản trở quá trình hô hấp. Đó là lí do người sử dụng đai nịt bụng thường có cảm giác khó thở, dễ mất sức. Thậm chí, nhiều người có nhịp thở không đều, dễ bị thiếu oxy và bị ngất khi đang vận động.

Sản phẩm này còn gây ra mẩn ngứa, mụn nhọt vùng bụng, lưng, do chật chội, bí hơi. Làm nóng và tiết mồ hôi, cản trở lưu thông máu, nhưng không hề làm cho mỡ bụng tiêu đi. Vết thương do sinh mổ của phụ nữ cũng vì thế mà chậm lành. Thậm chí còn gây nên hiện tượng tăng tuần hoàn máu và giãn mạch.

Có 2 cách thở là thở bằng ngực hoặc là thở bằng bụng. Thở bằng bụng mới chính là cách thở đúng đắn và giúp bạn khoẻ mạnh.

Thở bằng bụng, khi hít vào bụng sẽ phồng lên, lượng khí oxi sẽ tràn vào phổi. Và cũng như hệ thống tiêu hoá, nó dẫn truyền oxi khắp cơ thể của bạn mang năng lượng sống đến cho mỗi con người.

Điều đó đồng nghĩa khi mà chúng ta thở ra cũng sẽ trút được một hơi thật dài mang khí độc khí cặn trong phổi và trong cơ thể đẩy ra ngoài. Tất cả những điều tuyệt vời mà thở bằng bụng mang lại thở bằng ngực đều không có.

Khi mà chúng ta thở bằng ngực thì lượng khí hít vào thở ra sẽ rất ngắn làm cho cơ thể thiếu oxi, lượng khí cặn và khí độc không được tống ra ngoài gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.

Các bạn có thể kiểm chứng và thử xem khi mà chúng ta lạm dụng đai nịt bụng. Khi đi 1 đám tiệc, lúc về chúng ta sẽ mệt lả người như người không xương. Tại vì sao? Vì khi cái bụng bị siết lại bắt buộc chúng ta phải thở bằng ngực và thở ngực chính là thở sai.

Thở sai là mở chốt bệnh tật! Điều này thực sự rất quan trọng vì hiện nay có rất nhiều bạn lạm dụng đai nịt bụng. Vậy nên các bạn hãy chia sẻ để tất cả các bạn đều biết nhé.

Nguồn : bau.vn

0 bình luận

2 cách nấu nước chanh sả gừng tăng sức đề kháng lại còn đẹp da

02/08/2021 | 2:30 chiều

Chanh sả là loại thực phẩm dùng thải độc cho cơ thể rất tốt, các bạn cùng vào bếp với MadamChic làm nước chanh sả theo 2 cách: Nước chanh sả gừng và nước chanh sả hạt chia rất đơn giản mà thơm ngon, tăng sức đê kháng, đẹp da sau đây.

A. Nước chanh sả gừng

Nguyên liệu làm Nước chanh sả gừng

  • Chanh 4 trái(không hạt)
  • Sả 10 cây
  • Gừng 1 củ(khoảng 100gr)
  • Đường phèn 300 gr
  • Muối 1 ít

madamchic.vn - 2 cach nau nuoc chanh sa gung vua tang suc de khang vua dep da.jpg

Cách chế biến Nước chanh sả gừng

Sơ chế nguyên liệu

Sả bỏ phần lá xanh, rửa sạch, đập dập rồi cắt khúc khoảng 2 lóng tay.

Gừng rửa sạch, cạo sạch vỏ, đập dập rồi cắt miếng vừa ăn khoảng 1/2 lóng tay.

Chanh rửa sạch, cắt lát mỏng ở giữa để trang trí, rồi phần chanh còn lại thì vắt lấy nước cốt.madamchic.vn - 2 cach nau nuoc chanh sa gung vua tang suc de khang vua dep da 1.jpg

Nấu nước chanh sả gừng

Bắc nồi lên bếp đổ vào 2 lít nước sạch, mở lửa vừa nấu sôi tiếp theo bạn cho phần sả, gừng, 300gr đường phèn, 1/2 muỗng cà phê muối vào nồi đun sôi 5 phút rồi tắt bếp.

Để nước sả, gừng nguội khoảng 30 phút bạn nhắc nồi xuống, vớt sả gừng ra ngoài và lọc nước sả gừng qua rây cho hết cặn.

Sau khi nước sả gừng nguội hẳn bạn thêm nước cốt chanh vào (điều chỉnh theo sở thích), khuấy đều, thêm đá (nếu thích) vào và thưởng thức ngay hoặc để ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Thành phẩm

Nước chanh sả gừng thơm thơm, vị chua chua ngọt ngọt uống rất ngon miệng còn tăng sức đề kháng và đẹp da, vào bếp thực hiện nhanh thôi!

B. Nước chanh sả hạt chia

Nguyên liệu làm Nước chanh sả hạt chia 
  • Chanh 9 trái(loại lớn) 
  • Hạt chia 15 muỗng cà phê 
  • Sả 12 cây 
  • Đường trắng 600 gr

madamchic.vn - 2 cach nau nuoc chanh sa gung vua tang suc de khang vua dep da 5.jpg

Cách chế biến Nước chanh sả hạt chia

Nấu nước siro sả

Sả bạn bỏ phần lá xanh, rửa sạch, cắt thành khúc khoảng 5 cm.

Đặt nồi lên bếp cho vào 600 gram đường trắng, sả cắt khúc và 750 ml nước, đun lửa lớn cho sôi rồi hạ lửa liu riu khoảng 15 phút thì tắt bếp, vừa đun vừa khuấy đều cho tan hết đường.

Siro để nguội dùng pha ngay hoặc bạn có thể cất ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Pha nước chanh hạt chia

Chanh vắt lấy nước cốt. Bạn dùng khoảng 180 ml nước cốt chanh để sử dụng cho một phần uống nhé.

Hạt chia ngâm vào nước ấm cho nở rồi vớt ra để riêng.

Cách pha nước chanh sả chạt chia cho một phần uống: Bạn cho vào bình 180 ml nước cốt chanh, 200 ml siro sả (gia giảm tùy vào khẩu vị), 250 ml nước lọc, 5 thìa cà phê hạt chia ngâm nở, khuấy đều rồi thêm đá hoặc để tủ lạnh cho mát là có thể sử dụng được rồi.

Hoàn thành

Bạn rót nước chanh sả hạt chia ra ly, trang trí cùng một vài lát chanh và mời mọi người cùng thưởng thức nhé.

Lưu ý khi làm nước chanh sả

  • Chanh bạn dùng loại lớn không hạt để được nhiều nước hoặc dùng chanh thường cũng được nhưng tăng lượng chanh lên 10% nhé.
  • Tùy vào khẩu vị mà bạn thêm bớt đường, chanh để tăng hoặc giảm vị chua ngọt cho vừa miệng.
  • Nước chanh sả dùng uống ngay hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng trong vòng 1 tuần.

Nước chanh sả có tác dụng giải nhiệt, giảm mỡ, thanh lọc cơ thể rất tốt. Chúc các bạn thành công với 2 công thức làm nước chanh sả trên nhé!

Sưu tầm 

JuJi